“Không thi lại không là sinh viên”
Câu nói này hàm nghĩa, cả đời sinh viên, thế nào cũng phải thi lại một vài lần. Nguyên do của việc sinh viên thi lại có thể kể ra cả tá, chẳng hạn như việc học tập ở đại học không được theo dõi sát sao như ở phổ thông, hay sinh viên có nhiều việc khác phải làm ngoài việc học như đi làm thêm, đi chơi với “chiến hữu”… Kết quả là kiến thức lơ mơ, trước ngày thi mới sờ đến sách vở, chữ quên chữ nhớ, rớt và thi lại, đúng kiểu…sinh viên!
Tuy thế, trong nhiều trường hợp, câu nói trên cũng có những tác dụng… an ủi sinh viên nhà ta, “xoa dịu nỗi đau” mỗi khi lép ví vì phải đóng tiền thi lại!
Câu nói này hàm nghĩa, cả đời sinh viên, thế nào cũng phải thi lại một vài lần. Nguyên do của việc sinh viên thi lại có thể kể ra cả tá, chẳng hạn như việc học tập ở đại học không được theo dõi sát sao như ở phổ thông, hay sinh viên có nhiều việc khác phải làm ngoài việc học như đi làm thêm, đi chơi với “chiến hữu”… Kết quả là kiến thức lơ mơ, trước ngày thi mới sờ đến sách vở, chữ quên chữ nhớ, rớt và thi lại, đúng kiểu…sinh viên!
Tuy thế, trong nhiều trường hợp, câu nói trên cũng có những tác dụng… an ủi sinh viên nhà ta, “xoa dịu nỗi đau” mỗi khi lép ví vì phải đóng tiền thi lại!
“Thuê bao đang nằm trong vùng phủ chăn”
Có nguồn gốc từ phong trào nhạc chuông, nhạc chờ “độc” của giới trẻ, giờ đây, nó trở thành tín hiệu cho biết vị trí và trạng thái của sinh viên khi vắng mặt những tiết học trên lớp, sinh hoạt Đoàn Hội… Sâu xa hơn nữa, nó còn “tố cáo” sinh viên đã cày đêm chơi game, xem phim, đọc truyện cả đêm hôm trước. Và, trong tình hình thời tiết đang chuyển dần sang mùa đông, các “chuyên gia” dự báo tần số phát câu trên sẽ gia tăng đáng kể (^.^)
“Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu”
Câu nói thường được minh chứng trong các giờ giảng lý thuyết, thường thấy hơn ở những môn đại cương mà sinh viên ít “mặn mà”. Trừ những sinh viên ngủ gật, nghịch điện thoại hay nói chuyện trong lớp thì các gương mặt còn lại đều tỏ ra rất chăm chú nghe giảng. Nhưng, chẳng ai biết bao nhiêu sinh viên nghe giảng thực sự, bao nhiêu đang để tâm trí vào chuyện khác. Bao nhiêu chuyện phải tính: gần cuối tháng kẹt tiền nè, sắp sinh nhật bạn gái chưa biết tặng gì đây. Có anh chàng giả vờ nghe giảng nhưng mắt vẫn liếc khắp lớp xem có cô bạn nào dễ “xương” không nữa.
Câu nói thường được minh chứng trong các giờ giảng lý thuyết, thường thấy hơn ở những môn đại cương mà sinh viên ít “mặn mà”. Trừ những sinh viên ngủ gật, nghịch điện thoại hay nói chuyện trong lớp thì các gương mặt còn lại đều tỏ ra rất chăm chú nghe giảng. Nhưng, chẳng ai biết bao nhiêu sinh viên nghe giảng thực sự, bao nhiêu đang để tâm trí vào chuyện khác. Bao nhiêu chuyện phải tính: gần cuối tháng kẹt tiền nè, sắp sinh nhật bạn gái chưa biết tặng gì đây. Có anh chàng giả vờ nghe giảng nhưng mắt vẫn liếc khắp lớp xem có cô bạn nào dễ “xương” không nữa.
Hì hì, Phương châm này được vận dụng với sự sáng tạo tối đa trong mọi trường hợp. Thi cử thì đủ loại phao to nhỏ giắt lưng, hay xin đề các anh chị khóa trên; làm tiểu luận thì chia nhau mỗi đứa một phần rồi “xào” lại; giờ thảo luận thì bàn bạc trước với các nhóm khác câu hỏi và câu trả lời để lấy điểm phát biểu… Một khi “thủ đoạn” được thực hiện bởi những “cao thủ” như thế thì chỉ có thành công trở lên thôi!
“Học là việc lớn, chơi là việc nhỏ. Việc nhỏ chưa làm thì sao làm được việc lớn”
“Học là việc lớn, chơi là việc nhỏ. Việc nhỏ chưa làm thì sao làm được việc lớn”
Câu này đã bộc lộ rõ “chân tướng” mải chơi lười học của nhiều sinh viên. Nghe qua thì có vẻ rất logic, nhưng đa phần câu nói này được các “dân chơi” áp dụng để ngụy biện là chính. Chả biết mưu đồ nghiệp lớn ở đâu, toàn thấy sinh viên lan man những “việc nhỏ”. Đến lúc phải tiến hành “đại nghiệp” (thi cuối kỳ) thì mới cuống cuồng vắt chân lên cổ. Ai chẳng may thi không qua thì lại…tự an ủi: “Không thi lại không là sinh viên”!
Sưu tầm