"Nếu thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn có thể sạc pin thật đầy rồi tháo pin ra luôn và chỉ sử dụng bộ sạc". Đây là lời khuyên của chuyên gia nhằm kéo dài tuổi thọ cho pin của laptop được không ít báo điện tử hiện nay đăng tải. Đáng tiếc rằng lời khuyên này có thể làm cho chiếc laptop của bạn "chết bất đắc kỳ tử".
Lời khuyên trên đã lập tức nhận được sự hưởng ứng của số đông người dùng bởi xu hướng sử dụng laptop thay máy tính để bàn đang ngày càng gia tăng. Khi làm việc trong môi trường ít di chuyển thì điều mà nhiều người sử dụng băn khoăn là liệu có cần thiết phải lắp pin trong khi laptop đang đặt gần nguồn điện, rất dễ dàng cắm sạc hay không? Và nếu tháo pin cất đi thì cũng đồng nghĩa với việc pin không phải làm việc nhiều, sạc ít lần, tuổi thọ của pin được kéo dài hơn, thời gian sử dụng của pin được lâu hơn...
Nhưng quan điểm cất pin đi sẽ vô cùng tai hại bởi dù chỉ một lần không may mắn, do nguồn cấp điện trồi sụt đột ngột hoặc do bộ sạc (adapter) sử dụng liên tục lâu ngày bị đoản mạch thì các bo mạch, chip của laptop sẽ "gánh chịu" rủi ro với nguy cơ chập cháy rất cao, rủi ro còn xảy ra nữa đó là mất dữ liệu, lỗi file, lỗi phần mềm hệ thống khi laptop không được lắp pin. Bởi trong tình huống mất điện thì pin laptop sẽ thực hiện chức năng như một bộ lưu điện tức thời (UPS on-line).
Còn về quan điểm "sạc liên tục trong khi sử dụng sẽ làm chai pin hoặc pin nhanh hư" cũng lại không chính xác. Phần lớn laptop hiện nay đều được thiết kế bộ chuyển mạch, tự động lựa chọn nguồn cấp điện phù hợp, ổn định và sử dụng pin thế hệ mới. Điều này đồng nghĩa với việc những laptop này có khả năng dùng nguồn cấp điện trực tiếp từ bộ sạc mà không dùng nguồn cấp điện từ pin khi pin đã đầy, và nguồn cấp điện cho pin laptop sẽ tự ngắt khi pin được sạc đầy.
Vậy phương pháp sử dụng đúng mực nhất đó là: Không tháo pin ra khỏi laptop, sạc đầy, cứ cắm bộ sạc khi làm việc ở nhà; dùng pin khi di chuyển, vừa an toàn cho laptop lại không phải "vất vả" vì tháo lắp pin.
Chú ý: Nếu bạn muốn tháo lắp pin thì chỉ nên tháo lắp pin trong tình trạng laptop đã tắt hoàn toàn và không cắm sạc. Khi sạc pin, nên cắm đầu nguồn vào ổ điện trước, cắm đầu sạc vào laptop sau. Cuối cùng, nếu thấy hiện tượng pin bị suy kiệt quá nhanh, nóng bất thường, bạn cần nghĩ tới việc vệ sinh lại các điểm tiếp xúc điện trên pin.
Dùng pin laptop như thế nào?
Không nên đặt laptop trên giường đệm hay dùng gối thay cho mặt bàn vì chúng sẽ che mất khe thoát nhiệt bên dưới laptop.
Không nên dán nilon phủ kín laptop bởi vỏ laptop cũng là một thành phần thoát nhiệt khá hữu ích.
Khi dùng xong, tắt laptop thì nên đợi một vài phút mới cho laptop vào túi hay ba-lô, bởi túi và ba-lô giữ nhiệt khá tốt, nhiệt lượng còn trong laptop chưa được tỏa hết sẽ có hại cho laptop.
Hạn chế sử dụng laptop đến cạn kiệt pin vì pin Li-ion dùng cho laptop không có hiệu ứng nhớ nên sẽ xảy ra tình trạng chai pin. Chính các nhà sản xuất đã hạn chế điều này khi chỉ cho laptop hoạt động khi dung lượng pin lớn hơn 5% - 10%, dưới mức đó, laptop sẽ tự động tắt.
Nếu laptop của bạn không có phần mềm quản lý pin, để tránh tình trạng pin sạc xả nhiều lần không đáng (ví dụ dung lượng pin còn 98%, nó sẽ tự sạc, như vậy sẽ lãng phí số lần sạc xả) thì bạn hãy cắm sạc liên tục. Điều này sẽ không gây hại vì khi pin đầy, mạch điện của pin sẽ tự ngắt, không cho sạc nữa mà chuyển sang dùng nguồn cấp điện từ adapter.
Khi sử dụng pin, hãy dùng cho đến khi nó còn đến 10 - 20% hãy sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà đã sạc ngay nhiều lần, số cell của pin không được dùng đến cũng tự chai.
Nếu cắm sạc thường xuyên cũng cố gắng định kỳ 1 - 2 tuần 1 lần sạc xả. (dùng đến khi dung lượng pin còn 10% - 20% thì cắm sạc).
Nên vệ sinh mạch tiếp xúc của pin, tránh tình trạng tiếp xúc kém gây hỏng pin.
Nên vệ sinh mạch tiếp xúc của pin, tránh tình trạng tiếp xúc kém gây hỏng pin.
Những điểm cần lưu ý khác
Không nên tháo pin và sử dụng nguồn cấp điện trực tiếp từ adapter bởi nguồn cấp điện trực tiếp không được ổn định, khi xảy ra sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến công việc bạn đang làm và làm hư laptop (hỏng nguồn, hư main…).
Không nên sử dụng pin đến mức 0% dung lượng, hãy thiết lập laptop của bạn tự đi vào chế độ “ngủ đông” (hibernate) khi pin còn khoảng 5% - 10% dung lượng.
Cân chỉnh lại “đồng hồ đo dung lượng pin” (re-calibrate) sau mỗi 3 tháng bằng cách sử dụng pin tới khi laptop tự tắt do hết pin, rồi sau đó sạc pin đầy lại mới tiếp tục sử dụng bình thường.
Thủ thuật (re-calibrate) là gì?
Sau một thời gian sử dụng, sẽ có hiện tượng mạch quản lý lượng pin không nhận đúng dung lượng pin (giống như đồng hồ chạy sớm/trễ), hoặc pin bị chai. Do đó, recalibrate (điều chỉnh lại) sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
Cách Re pin:
Cắm sạc cho đến khi pin đầy, sau đó rút sạc và dùng bình thường cho tới khi gần cạn pin, lúc dung lượng pin còn khoảng 7 – 10% thì bạn khởi động lại laptop và vào chế độ Bios, để nguyên laptop tới lúc dung lượng pin là 0% và máy tự tắt vì cạn pin.
Để pin ở tình trạng 0% đó trong khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó cắm sạc cho pin đầy lại rồi mới dùng lại laptop.